ĐỂ TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, PHỤ HUYNH CẦN GHI NHỚ 5 TIPS NÀY

Sự phát triển toàn diện giúp trẻ có khả năng đối mặt và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Khi trẻ được trang bị kiến thức, kỹ năng và khả năng tư duy linh hoạt, các em có thể tự tin đối mặt với các tình huống khó khăn và tìm ra những giải pháp sáng tạo. Vậy làm sao để trẻ phát triển toàn diện? Đây luôn là câu hỏi khiến cho nhiều phụ huynh “đau đầu” vì không biết nên dạy trẻ như thế nào mới đúng cách.

“Tiên học lễ – Hậu học văn”
Ông bà ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, ý muốn nói đến việc phải học lễ nghĩa, cách làm người, cách cư xử với những người xung quanh để có một phẩm chất đạo đức tốt trước tiên, rồi sau đó mới trau dồi kiến thức, văn hóa xã hội… Những quy tắc ứng xử, xã giao đúng đắn là cơ sở của một nền tảng văn hóa mạnh mẽ. Nếu trẻ em được dạy cách tôn trọng người khác, biết lắng nghe và đối xử tốt với mọi người xung quanh, các bé sẽ được phát triển và được đánh giá cao, gây được thiện cảm với mọi người.


Alt: Trước tiên cần dạy trẻ về sự lễ phép trước khi học về các kiến thức khác

Vậy làm sao để dạy cho trẻ về “tiên học lễ – hậu học văn”? Trẻ em học hỏi nhiều qua việc quan sát và mô phỏng theo hành vi của người lớn. Hãy trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo bằng cách thể hiện sự lễ phép, tôn trọng và sự chăm chỉ trong việc học tập và làm việc. Luôn chú trọng đến hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.

Phát triển tư duy logic sớm cho trẻ
Tư duy logic giúp trẻ em hình thành khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic và sáng tạo. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và có tác động sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của trẻ.


Alt 1: Phát triển kỹ năng tư duy cho trẻ phát triển hoàn thiện

Tư duy logic là cơ sở cho việc học hành và nghiên cứu sau này. Khi trẻ có khả năng suy luận và phân tích logic, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và xử lý thông tin một cách có hệ thống. Điều này không chỉ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả mà còn phát triển khả năng tự học và khám phá thêm.

Dạy cho trẻ về “trách nhiệm”
“Trách nhiệm” là bài học tiếp theo cần phải dạy cho trẻ hiểu rõ ngay từ khi còn nhỏ. Hãy giao cho trẻ một số“nhiệm vụ” nhỏ trong nhà và ba mẹ không cần can thiệp vào. Sau khi trẻ hoàn thành, phụ huynh có thể kiểm tra lại. Nếu trẻ làm tốt, bạn có thể khen và thưởng cho bé một phần quà nhỏ. Tuy nhiên nếu trẻ làm không tốt hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ, bạn có thể phân tích cho con hiểu là con nên làm như thế nào để tốt hơn, sau đó hãy hướng dẫn để trẻ hoàn thành nốt nhiệm vụ đã được giao.


Alt: Phân tích và giải thích cho trẻ về tự chịu trách nhiệm

Dạy trẻ về trách nhiệm giúp phát triển kỹ năng tự quản và động lực cá nhân. Khi trẻ hiểu rằng trẻ phải chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình, trẻ trở nên biết cân nhắc, lựa chọn và tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và làm chủ cuộc sống của mình. Đồng thời, trẻ sẽ hình thành khả năng đề cao mục tiêu và nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn.

Thưởng & phạt phải luôn công bằng
Để trẻ hiểu rõ “trách nhiệm” trong những việc mình được giao và làm, thì thưởng & phạt phải luôn công bằng. Không chỉ khuyến khích trẻ có động lực để cố gắng hoàn thành mà trẻ sẽ hình thành được tính tự giác, tự lập và bỏ đi thói quen trì hoãn.

Ngược lại, nếu phụ huynh khen thưởng bé quá nhiều hay phạt quá nặng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ. Đặc biệt, trẻ sẽ cảm thấy không công bằng và trở nên bực dọc khi thực hiện các “nhiệm vụ” được giao. Từ đó có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Cụ thể như: Trẻ hình thành sự lười biếng, không còn động lực, nhút nhát hoặc tệ nhất là có khoảng cách giữa trẻ và phụ huynh

Trang bị kỹ năng mềm cho trẻ
Ngoài những kỹ năng quan trọng và cần thiết trên, phụ huynh có thể cho trẻ học thêm các kỹ năng mềm khác. Các kỹ năng mềm giúp trẻ khám phá và phát triển tiềm năng cá nhân của mình. Nhờ có những kỹ năng này, trẻ có thể tập trung vào việc phát triển đam mê, sở thích và tài năng riêng của mình, từ đó xác định mục tiêu và tạo nên cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc.


Alt 3: Trẻ học thêm được nhiều kỹ năng mềm khác tại trường Quốc Tế Việt Âu

Không những vậy, các kỹ năng mềm giúp trẻ xây dựng mối quan hệ và tương tác xã hội tốt. Việc học cách lắng nghe, thể hiện ý kiến một cách lịch sự, cùng với khả năng tương tác xã hội, sẽ giúp trẻ phát triển mạnh mẽ trong môi trường xã hội và làm việc nhóm. Đồng thời cũng khuyến khích trẻ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Trẻ được khuyến khích tư duy linh hoạt, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và rèn kỹ năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề.

Hành trình giúp trẻ phát triển toàn diện là một chặng đường dài với bao nỗ lực và cố gắng từ cả hai phía phụ huynh và con trẻ. Vậy nên phụ huynh nên quan tâm và trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Cùng đó đừng quên 5 tips mà trường Quốc tế Việt Âu đã chia sẻ để bổ trợ hiệu quả cho hành trình phát triển của trẻ trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983.695.669
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon